Bác sĩ CK II Võ Thế Thọ kiểm tra,ếtsẻchiacùngbệnhnhânungthưtỷ le ma cao điều trị cho bệnh nhân
Bán nhà, chữa bệnh
Vào thăm Trung tâm ung bướu (TTUB), BV Trung ương Huế ngày giáp tết, lòng tôi như chùng lại khi được chị Nguyễn Thị Diệu My, Điều dưỡng trưởng TTUB giới thiệu về Khoa chăm sóc giảm nhẹ ở tầng 2.
Đập vào mắt tôi là hình ảnh những phụ nữ với gương mặt tiều tụy, khắc khổ ngồi bên dãy ghế dọc các hành lang khó nhọc nhai hộp cơm bụi toàn rau cải và mấy lát đậu khuôn. Hỏi chuyện mới biết họ là những người thân của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối được các y, bác sĩ chăm sóc đặc biệt.
Không khí ảm đạm bao trùm khi tôi hỏi chị Nguyễn Thị Thúy H., vợ của bệnh nhân đang nằm thin thít trên giường bệnh. Chị H. (quê xã Vinh Hiền, Phú Lộc) lấy anh La Thanh Hoài N. (xã Vinh Hà, Phú Vang) từ năm 2002. Nhà nghèo, ít chữ, công việc không ổn định sau khi lập gia đình, vợ chồng chị vào nam mưu sinh. Những ngày tháng ở đất khách, chồng theo nghề may áo gió, chị H. đi bán trái cây ở hè phố. Cuộc sống nhọc nhằn nhưng vợ chồng chị vẫn chắt góp mua căn nhà nhỏ và nuôi 3 cháu ăn học... Đột nhiên hai năm trước đây, anh N. thấy mệt mỏi, kém ăn. Sau dịp ấy vào viện khám, bác sĩ bảo anh bị ung thư lưỡi. Từ đó, mọi kế hoạch trong gia đình đổ vỡ, chị phải đưa anh ra TTUB, BV Trung ương Huế để chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo. Bán nhà, bán hết mọi tài sản bao năm qua vợ chồng tích góp để dồn chữa bệnh cho anh... Bây giờ chị và các con sống nhờ vào những đồng tiền hỗ trợ anh em, người thân để qua ngày.
Chị kể, anh N. đã xạ trị 35 lần, đến thời điểm này người đã phù nề, vùng vòm miệng luôn rỉ máu, có mùi thôi thối. Thương anh lắm nhưng không biết làm sao. Tôi hỏi: "Tết này thế nào". Chị H. rầu rỉ: "Tết nhất gì chú ơi, nhà cửa cũng không còn để về". Vừa nói xong, nước mắt chị H. lăn dài trên má..
Tấm lòng sẻ chia tại TTUB, BV Trung ương Huế những ngày giáp Tết Kỷ Hợi
Chăm nuôi vợ Nguyễn Thị H. đang nằm điều trị ung thư phổi, anh Trần Văn H. (quê Gio Linh, Quảng Trị) tiều tụy hẳn. Anh H. kể, vợ bị ung thư phổi vào BV Trung ương Huế điều trị từ năm 2015 từ hóa trị xạ trị không dưới 50 lần. Đến thời điểm này, khối u đã di căn vào gan, phổi, dạ dày làm cơ thể suy kiệt. Sự sống của chị H. giờ chỉ còn chỉ tính bằng ngày.
Từ ngày vợ lâm bệnh, mọi thứ trong nhà anh cũng ra đi chỉ mong "còn nước còn tát". Anh nói: "Ba năm nay anh không kiếm ra một đồng vì không một ngày anh xa chị ở các phòng bệnh tại TTUB. Nợ đã chồng chất anh ơi". Tôi hỏi anh có đưa chị về quê ăn tết Kỷ Hợi này, anh bảo: "BV có cho chuyến xe miễn phí nhưng làm sao về được", rồi than thở chỉ mong một phép màu cho vợ sống thêm một vài tháng nữa.
Tình người
Chúng tôi đang trò chuyện thì một phụ nữ luống tuổi mặc áo nâu bước vào phòng bệnh trao những chiếc phong bì. Hỏi tên chị không nói, hỏi địa chỉ cũng lắc đầu. Khi trao gần hết phong bì trên tay, chị bộc lộ: "Một chút chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó trong dịp Tết đến thôi em" . Vừa nói, chị vừa xếp các phong bì di chuyển sang khoa điều trị hóa xạ trị ở tầng 3.
Sau câu chuyện tình người chị mặc áo nâu vừa gặp, tôi gần lại dãy ghế trước phòng bác sĩ trực, nơi ông Hoàng Văn T. (Bố Trạch, Quảng Bình) đang ngồi bên người con gái buồn rầu, ủ rũ. Hai bố con đang lên lịch trực bệnh cho vợ và mẹ trong những ngày tết Kỷ Hợi. Với cử chỉ âu yếm, ông quay sang nói với người con gái: "Mẹ nặng rồi, bây giờ mục tiêu của mình là lo lui con ạ... Bố mong cái tết này qua mau...".
GS Phạm Như Hiệp, Giám đốc BV Trung ương Huế trao quà, động viên bệnh nhân trên chuyến xe nghĩa tình về quê ăn tết
Bác sĩ CK II Võ Thế Thọ, Trưởng Khoa Chăm sóc giảm nhẹ, TTUB chia sẻ, những người bệnh đến với khoa đa phần là bệnh nhân ở giai đoạn cuối rơi vào tình trạng "thập tử nhất sinh". Hầu hết họ đều chung tâm trạng gánh nặng lo toan về tiền bạc vì bệnh nặng, chữa trị kéo dài... Chính điều ấy dẫn đến lo lắng lắng suy sụp tinh làm bệnh tình căng thẳng thêm.
Cũng vì thấu hiểu điều đó, bác sĩ Thọ luôn nhủ thầm chia sẻ chăm sóc, điều trị bệnh nhân tận tình chu đáo và không bao giờ quên những lời động viên người thân, bệnh nhân về tinh thần, chủ yếu là 4 "chữ T": tinh thần, thức ăn, thuốc và thể dục. Đả thông được 4 ấy, rất nhiều trường hợp mang bệnh ung thư đã vượt qua, sống khỏe mạnh. Đơn cử như anh Nguyễn Quang C. (Phú An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) bị ung thư vòm họm từ năm 2009 đến nay vẫn vui khỏe, làm tốt việc đồng áng tốt, thỉnh thoảng trở lại khoa thăm bác sĩ Thọ.
Không chỉ là người tận tình cứu chữa bệnh, bác sĩ Thọ còn cùng các đồng nghiệp kết nối các tổ chức, đơn vị, mạnh thường quân hỗ trợ cho bệnh nhân ở Trung tâm Ung bướu này. Hầu hết, tháng nào người bệnh bệnh ở đây cũng nhận được quà, tiền. Có nhiều trường hợp bệnh được hỗ trợ 50-70 triệu đồng. Như Tết Kỷ Hợi này, nhiều cá nhân, mạnh thường quân đến để chia sẻ hỗ trợ nhờ bác sĩ Võ Thế Thọ và các đồng nghiệp kết nối. Tất cả chỉ mong người bệnh có thêm nghị lực để chống chọi với bệnh tật.
Bình quân mỗi ngày có từ 350-360 trường hợp được điều trị chăm sóc tại TTUB; riêng Khoa Chăm sóc giảm nhẹ có từ 70-80 trường hợp. Vào dịp Tết, phần lớn các bệnh nhân ở đây không đón Tết ở nhà, các bác sĩ tạo điều kiện cho họ về thăm nhà một vài ngày dịp trước tết. Tết Kỷ Hợi này, lãnh đạo BV Trung ương Huế đã tổ chức xe miễn phí đưa bệnh nhân về thăm nhà, trao tặng quà và hỗ trợ các bữa ăn trong dịp tết để giúp họ vơi đi nỗi nhớ nhà, nỗi buồn vì bệnh tật. |
Bài, ảnh: Minh Văn