【lịch thi đấu bóng đá giải】Soi kèo phạt góc Brazil vs Uruguay, 07h45 ngày 20/11

作者:Cúp C2 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-09 01:08:50 评论数:

Cơ giới hóa trong nông nghiệp những năm qua có bước phát triển đáng kể,ơgiớihatrongnngnghiệpCầnsựđồnghnhcủanhiềlịch thi đấu bóng đá giải góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập, cần được tháo gỡ hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững. 

Thúc đẩy cơ giới hóa để hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.

Đồng bộ nhưng không đồng loạt

“Đồng bộ nhưng không đồng loạt” là nhận định của ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang về việc cơ giới hóa nông nghiệp tại ĐBSCL hiện nay. Ông Hùng cho rằng, cơ giới hóa hiện tại cũng còn manh mún, chưa tập trung nên chưa thật sự phát huy hiệu quả như mong đợi.

Dẫn chứng số liệu từ địa phương, ông Trần Chí Hùng cho hay: Hậu Giang có khoảng 77.000ha trồng lúa. Tỉnh có khoảng 1.400 máy làm đất các loại và khoảng 350 máy gặt đập liên hợp, cơ bản đáp ứng nhu cầu cơ giới hóa trong sản xuất lúa nước của tỉnh ở 2 khâu cơ bản là thu hoạch và làm đất. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng lúc thừa, lúc thiếu, nếu tập trung tổ chức lại thì dư, nhưng hiện vẫn chưa tiến hành được.

“Năm 2020, Hậu Giang có đề án để thực hiện phát triển nông nghiệp, trong đó tập trung là HTX. Chúng tôi tập trung cho 15 HTX để phát triển chất lượng. Dự kiến đến năm 2025, sẽ có những mô hình chuẩn để nhân rộng, không tập trung phát triển số lượng”, ông Trần Chí Hùng nhấn mạnh.

Cũng theo lãnh đạo ngành nông nghiệp Hậu Giang, tỉnh mong muốn hình thành trung tâm dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp. Tất cả các máy móc có thể giao Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh hoặc lựa chọn các HTX có khả năng để đầu tư thực hiện. Ngoài ra, bổ sung kinh phí khoảng 150 tỉ đồng cho đề án để khuyến khích ngoài 15 HTX của đề án, các HTX bên ngoài tránh tình trạng cò lúa hỗ trợ mua máy móc, thiết bị, lò sấy.

Vấn đề Hậu Giang quan tâm đó là sau khi hoàn thành cơ giới hóa, cần đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân, giải quyết công ăn, việc làm lúc nông nhàn. Ông Trần Chí Hùng cho biết: “Hướng tới, ngành nông nghiệp Hậu Giang tập trung vào HTX và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện bộ mặt nông thôn. Thu hút lao động, người dân ly nông bất ly hương”.

Ở góc độ của mình, ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đánh giá: Hiện, ngành hàng lúa gạo tại ĐBSCL đang thực hiện cơ giới hóa tốt nhất, giúp nông dân giảm được lượng giống gieo sạ khoảng 50%. Tuy nhiên, phương pháp gieo sạ bằng máy bay không người lái (thiết bị drone) vẫn cần phải thử nghiệm để đưa ra kết luận trong thời gian tới.

“Để nông dân có thể đầu tư thiết bị drone vẫn còn nhiều khó khăn, bởi chi phí cao. Nếu tập hợp được một nhóm từ 15-20 nông dân cùng mua một cái máy sẽ giúp nông dân tiến gần hơn với thiết bị này”, ông Hoàng Văn Hồng nhấn mạnh.

Cần sự vào cuộc của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp

Lý giải cho việc thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp chưa đạt kết quả như kỳ vọng, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ ra 2 tồn tại. Đó là, sự đồng bộ trong phần cứng của các khâu trong sản xuất không đồng đều với nhau. Điều này làm cho chi phí tăng lên và sử dụng các trang thiết bị không hiệu quả vì dư thừa máy móc.

Bên cạnh đó, máy móc thiết bị nhiều, nhưng phương thức sản xuất, trình độ của người sản xuất, cách tổ chức, từ đó dù có nhiều thiết bị nhưng lại phân bố rải rác và không đồng bộ. Hai yếu tố này nếu đầu tư không mạch lạc, cơ giới hóa có thể lên 100% nhưng chi phí sản xuất không giảm và hiệu quả kinh tế không tăng.

“Mỗi tỉnh, có một huyện có một trung tâm phi lợi nhuận với nguồn vốn đầu tư khoảng 10 tỉ đồng thì có thể bao quát được từ 2.000-3.000ha, bên cạnh đó có thể kêu gọi các doanh nghiệp. Về lâu dài, chúng ta có Nghị định 35 về sử dụng kinh phí đất trồng lúa. Kiến nghị Bộ NN&PTNT có thể đề xuất sửa đổi, bổ sung về điều khoản để sử dụng nguồn kinh phí này cho các địa phương, hoặc có thể cho cơ chế sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư cơ giới hóa”, ông Lê Thanh Tùng phân tích.

Cũng theo ông Tùng, các yếu tố đồng bộ phải đi đến sự bền vững lâu dài về không gian, thời gian, khai thác tối đa hiệu quả công suất của máy mới làm giảm chi phí sản xuất, gia tăng chi phí nông sản. Sự đồng bộ cơ giới hóa nông nghiệp không chỉ của riêng địa phương hay người nông dân mà cần sự tham gia của các cơ quan chuyên ngành, nhà khoa học, doanh nghiệp. Từ đó, bộ mặt của cơ giới hóa nông nghiệp sẽ tốt hơn.

Ngành nông nghiệp nước ta đặt mục tiêu cơ giới hóa đồng bộ đến năm 2030: Trồng trọt đạt 70%; chăn nuôi đạt 60%; sản xuất thủy sản đạt 90% và đánh bắt bảo quản là 95%; lâm nghiệp đạt 50% và diêm nghiệp đạt 90%. Phấn đấu đến năm 2030, đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến nông sản đứng trong top 10 thế giới. Để đạt được mục này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp với máy móc, thiết bị cơ giới hóa. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao máy móc sản xuất nông nghiệp.

Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản. Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển cơ giới hóa trong nông nghiệp. Hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình Chính phủ Nghị định về cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp làm cơ sở pháp lý để triển khai phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng: “Việc tổ chức lại ngành hàng là một yếu tố sống còn. Nếu tiếp tục sản xuất nhỏ lẻ sẽ giới hạn tác dụng của máy móc, thiết bị, công nghệ, bởi dù tạo ra được sản phẩm chất lượng, tối ưu hơn nhưng sản xuất nhỏ lẻ sẽ gặp phải bài toán thị trường. Do đó, một bên phải tạo ra được giá trị từ tối ưu hóa sản xuất, một bên tạo ra giá trị từ hợp tác từ bà con nông dân để quy lớn hơn”.

 

Bài, ảnh: NGUYÊN TOÀN

最近更新