Năm 2025, nhiều khả năng diễn biến giá dầu sẽ tương tự như năm 2024 và ổn định trong vùng 65 - 80 USD/thùng. Ảnh tư liệu “Bức tranh” giá dầu liên tục biến động
Đến thời điểm này, nhìn lại “bức tranh” giá dầu của năm 2024 thấy rằng, có nhiều nguyên nhân khiến giá dầu thô liên tục biến động trong thời gian qua. Yếu tố đầu tiên phải kể đến là xung đột địa chính trị tại Trung Đông, Nga - Ukraine. Kết thúc phiên giao dịch tuần giữa tháng 11 (22/11), giá dầu Brent tăng 94 cent, lên mức 75,17 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 1,14 USD, lên mức 71,24 USD/thùng. Cả hai mặt hàng dầu tiêu chuẩn đã tăng khoảng 6% trong tuần kể trên với mức tăng cao nhất kể từ ngày 7/11.
Sở dĩ giá dầu bật tăng trong phiên là do Nga đẩy mạnh cuộc tấn công vào Ukraine sau khi Anh và Mỹ cho phép Kiev sử dụng tên lửa của họ để tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga. Điều mà thị trường lo là căng thẳng xung đột gia tăng nguy cơ các mỏ dầu, khí đốt, các cơ sở lọc dầu bị phá hủy. Điều này không chỉ gây thiệt hại lâu dài và còn làm kéo theo hệ quả nghiêm trọng về vận tải, dòng chảy thương mại.
Giá xăng dầu, gas trong nước ổn định
Ông Nguyễn Đức Dũng cho hay, với thị trường xăng dầu và gas trong nước, nhờ chính sách điều hành hiệu quả của Chính phủ nên mặt bằng giá từ đầu năm tới nay tương đối ổn định, không có biến động lớn. Thêm vào đó, nhờ làm tốt công tác dự trữ, bám sát diễn biến thị trường nên tình trạng đứt gãy cung ứng xăng dầu trên cả nước đã không xảy ra.
Những thông tin về chính sách tiền tệ, dữ liệu kinh tế, tồn kho xăng dầu, sản phẩm chưng cất công suất lọc dầu của hai quốc gia xuất - nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc cũng ảnh hưởng mạnh lên diễn biến giá dầu thế giới.
Giá cả hai mặt hàng dầu thô đã lao xuống mức thấp nhất trong vòng hơn một tháng ở thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/11. Mới nhất, ghi nhận trên Oilprice lúc 4h30 ngày 20/12/2024 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 69,85 USD/thùng, giảm 1,03% (tương đương giảm 0,73 USD/thùng). Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 72,66 USD/thùng, giảm 1,02% (tương đương giảm 0,75 USD/thùng).
Với thị trường khí tự nhiên, giá mặt hàng này đã tăng nhẹ kể từ tháng 10, khi mùa sưởi ấm đang đến gần và trong bối cảnh bất ổn xung quanh nguồn cung từ Nga về cả đường ống và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Và kể từ tháng 10 cho tới nay, đà đi lên của giá là do nhu cầu sưởi ấm, điện cho sinh hoạt và hoạt động công nghiệp tại châu Âu tăng mạnh nhưng nguồn cung khí đốt từ Nga lại đứng trước nguy cơ bị gián đoạn.
Hiện nay, châu lục này đang phải đối mặt với nguy cơ lặp lại kịch bản lạnh giá của hai năm trở về trước khi các lệnh trừng phạt của phương Tây đã cắt đứt nguồn cung cấp khí giá rẻ và đáng tin cậy của Nga qua đường ống ở châu Âu, gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng tàn khốc. Điều này đã đẩy giá mặt hàng khí tự nhiên tăng lên mức kỷ lục trong tháng 11 vừa qua.
Dự báo nguồn cung dư thừa giảm áp lực lên giá dầu
Ông Dũng dự báo, năm 2025, nhiều khả năng diễn biến giá dầu sẽ tương tự như năm 2024 và ổn định trong vùng 65 - 80 USD/thùng, khó có khả năng quay lại mốc 90 USD/thùng trong bối cảnh bức tranh kinh tế tại Trung Quốc và châu Âu vẫn khá ảm đạm giữa lúc cán cân cung cầu dầu thô thế giới chuyển sang trạng thái thặng dư. Giá dầu cũng sẽ khó có thể giảm mạnh trong năm tới, do tình hình xung đột địa chính trị toàn cầu diễn biến khó lường cùng nguy cơ về các cuộc tranh chấp thương mại sẽ làm tăng chi phí rủi ro cho mặt hàng này.
Xung đột địa chính trị, đặc biệt là tại Trung Đông, sẽ tiếp tục là yếu tố có tác động mạnh nhất lên giá dầu. Tình hình bất ổn tại Syria sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad bị lật đổ đã khiến sự ổn định của khu vực này trở nên mong manh hơn. Không chỉ chìm sâu trong nội chiến, Syria còn là nơi các cường quốc trong khu vực là Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel tranh giành tầm ảnh hưởng. Nguy cơ về một cuộc xung đột có thể lan rộng ra toàn khu vực là hiện hữu, đe dọa làm gián đoạn dòng chảy dầu thô từ Trung Đông.
Về phía cung cầu, chính sách thắt chặt sản lượng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) mặc dù vẫn phát huy tác dụng trong việc ổn định giá dầu, nhưng dần mất đi sự hiệu quả cũng như yếu tố bất ngờ đối với thị trường. Việc duy trì giới hạn sản lượng quá lâu đang khiến OPEC+ đánh mất thị phần trên thị trường xuất khẩu, trong khi cũng không thể đẩy giá dầu tăng cao do các nước bên ngoài khối liên tục mở rộng việc khai thác dầu.
Cơ quan Năng lượng Thế giới dự báo, sản lượng dầu thô của các quốc gia ngoài OPEC+ sẽ tăng thêm 1 triệu thùng/ ngày trong năm 2025, dẫn đầu bởi Mỹ, Canada, Guyana, Argentina và Brazil. Do đó, ngay cả khi OPEC+ duy trì mức cắt giảm sản lượng 5,86 triệu thùng/ngày hiện tại cho tới hết năm sau, thị trường dầu thô thế giới sẽ vẫn dư thừa khoảng 0,95 triệu thùng/ngày.
Thay vào đó, sự chú ý của thị trường dầu sẽ tập trung vào các chính sách của Mỹ trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 của Donald Trump. Với lập trường cứng rắn trong vấn đề bảo hộ kinh tế, ông Trump đã đe dọa sẽ áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa không chỉ từ Trung Quốc, mà còn từ Canada và Mexico - các nhà cung cấp dầu thô lớn nhất cho Mỹ. Điều này có thể gây ra nhiều cuộc chiến tranh thương mại, dự kiến có tác động sâu sắc lên nền kinh tế cũng như thị trường dầu mỏ toàn cầu./.
顶: 8踩: 9975
【wap bong đa】Nhận định, soi kèo Igman vs Velez Mostar, 19h00 ngày 3/12: Khó tin chủ nhà
人参与 | 时间:2025-01-08 20:35:55
相关文章
- Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- Bắt giữ 1,5 kg pháo hoa
- Bắt giữ 1,5 kg pháo hoa
- Bắt giữ 1,5 kg pháo hoa
- Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- Bắt giữ 1,5 kg pháo hoa
- Bắt giữ 1,5 kg pháo hoa
- Bắt giữ 1,5 kg pháo hoa
- Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- Bắt giữ 1,5 kg pháo hoa
评论专区