Những quy định không còn phù hợp
Luật Hôn nhân và gia đình đi vào cuộc sống đã hơn 6 năm. Trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới,n nhthứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia slovakia cùng với đó là tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước ngày càng sâu rộng. Đặc biệt là khoa học - kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ, các quan hệ hôn nhân và gia đình đã có những thay đổi đáng kể cần có sự điều chỉnh phù hợp hơn của pháp luật. Theo đó, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bộc lộ một số hạn chế, quy định không phù hợp, thậm chí còn là rào cản cho sự phát triển của xã hội hướng đến cuộc sống tiến bộ, văn minh.
Cụ thể, quy định về việc xác định cha, mẹ, tại khoản 1, Điều 88 của Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành có ghi: Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
Như vậy, với những quy định cụ thể nêu trên thì những trường hợp sau đây đương nhiên được xem là con chung của vợ chồng: Thứ nhất là, không cần biết người vợ có thai khi nào, nhưng cứ sinh trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Thứ hai, người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi ly hôn mới sinh con thì vẫn là con chung của vợ chồng khi chưa ly hôn. Thứ ba, người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi người chồng chết mới phát hiện mình có thai và sinh con, thì người con đó vẫn là con chung của vợ chồng. Thứ tư, trước khi đăng ký kết hôn để chính thức trở thành vợ chồng mà người vợ mang thai, sinh con và người con này được cả hai vợ chồng thừa nhận thì người con đó là con chung.
Một vấn đề nữa là quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân, tại khoản 1, Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình ghi rõ: Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết. Trong trường hợp người chồng chết thì người vợ là độc thân. Như vậy, với trường hợp người phụ nữ sống độc thân và thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó đương nhiên là mẹ của đứa con do mình sinh ra. Với trường hợp này, người mẹ có quyền thực hiện việc xác định cha của đứa trẻ hoặc không? Và khi người mẹ từ chối quyền này thì tất nhiên sẽ không phát sinh quan hệ pháp luật và cũng không có gì để bàn tới. Nhưng cứ theo các quy định nêu trên thì trường hợp một đứa trẻ được sinh ra sau hơn 3 năm kể từ ngày cha cháu bé chết sẽ đương nhiên không được xem là con chung của người phụ nữ sinh ra đứa trẻ này với người chồng quá cố. Tuy nhiên, trên thực tế đã xảy ra trường hợp đứa trẻ sinh ra là “sản phẩm” đích thực của hai vợ chồng - người mẹ sinh ra đứa trẻ và người chồng đã quá cố. Vậy, việc xác định cha của đứa trẻ này như thế nào thì luật pháp hiện hành chưa điều chỉnh tới.
Chồng chết 4 năm vẫn có con chung
Báo Tuổi trẻ điện tử ngày 16-1-2021, có đăng bài viết với tựa đề: Gặp lại cặp song sinh từ tinh trùng người cha đã mất. Nội dung bài báo cho biết, Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội đã lưu giữ tinh trùng cho một người đàn ông bị tử vong do tai nạn giao thông theo đề nghị của gia đình. Sau khi người chồng mất 4 năm, người vợ sử dụng mẫu lưu thụ tinh trong ống nghiệm và đã sinh đôi 2 con trai được đặt tên là Hoàng Đức và Hoàng Hải. Theo đó, người mẹ của 2 bé trai này là chị Hoàng Thị Kim Dung ở phố Minh Khai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội. 2 con trai của chị Dung được xét nghiệm ADN để chứng minh cùng huyết thống với người chồng đã mất và gia đình bên nội. Hiện tại, chị là phó giáo sư, vừa giảng dạy vừa nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực hàng không vũ trụ tại Trường đại học Bách khoa Hà Nội. Chị Dung và chồng đều là sinh viên Trường đại học Bách khoa Hà Nội và đều là người con của quê hương xứ Nghệ. Hai người quen nhau từ khi học cấp III và đều học trường chuyên, lớp chọn.
Như vậy, với trường hợp nêu trên cho thấy, quy định của luật chưa theo kịp thực tế của cuộc sống. Vì căn cứ vào quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành thì 2 cháu nhỏ do chị Dung sinh ra đương nhiên là con của chị, nhưng không phải là con chung với người chồng đã quá cố. Đây chính là kẽ hở trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung quy định về việc xác định cha, mẹ cho con trong Luật Hôn nhân và gia đình đối với những trường hợp nêu trên là cần thiết. Vì điều này phù hợp với thực tế, khoa học và mang tính nhân văn.