【ket qua vdqg indonesia】Soi kèo góc Fulham vs Wolves, 22h00 ngày 23/11
Việc bị mẹ gọi dậy sớm để đi học hằng ngày là điều không hề thú vị chút nào đối với một cậu bé 5 tuổi như Cây. Trước đây,ẹơiconghéket qua vdqg indonesia cứ mỗi sáng thức dậy, nó lại hỏi mẹ: “Mẹ ơi! Hôm nay có phải là ngày nghỉ không mẹ”. Thế mà đã 1 tháng nay, kể từ ngày các con nhận được thông báo nghỉ học từ cô giáo chủ nhiệm lớp, thời gian đầu, ngày nào câu đầu tiên khi vừa mới mở mắt tỉnh dậy buổi sáng là hỏi tôi: “Tại sao mẹ cho con nghỉ hoài vậy?”
Câu hỏi mỗi sáng của con làm tôi vừa thấy hài hước, vừa thương con. Tuổi thơ của các con lúc này cần hơn hết những người bạn đồng trang lứa cùng nhảy nhót, vui chơi và cả những xung đột phải méc cô: “cô ơi, bạn đánh con…” thì bỗng phải giãn cách dài ngày bất khả kháng.
- À, vì con vi-rút Corona rất nguy hiểm nên con được nghỉ ở nhà để an toàn hơn, tôi cười giải thích với con.
- Mặt cu cậu ra vẻ giận dữ: “Hừm, con ghét con Corona”…
Chúng tôi may mắn có ông bà ở cùng nên thời điểm dịch bệnh như thế này không phải đau đầu chuyện ai giữ con để đi làm. Thế rồi, Cây dần kết thân với bạn ti-vi, bạn ấy chiếu xe tăng cho Cây xem bất cứ lúc nào Cây muốn. Sợ con quá mải mê với màn hình ti-vi, tôi phải dọa con:
- Con xem ti-vi ít thôi kẻo bị đau mắt đấy.
- Hừm, con chán thật, Cây ngậm ngùi tắt ti-vi mà không quên gửi cho mẹ một lời than vãn.
Tôi khuyến khích con vẽ tranh. Hàng ngày, Cây giúp ông bà xé lịch treo tường không biết bao nhiêu lần để thể hiện tác phẩm của mình vào mặt trắng phía sau. Tôi cũng suy nghĩ đủ trò để con quên đi sự buồn chán: nào là mua bể bơi cho con tắm hàng ngày, dẫn con ra vườn cùng con trồng cây để con yêu thiên nhiên hơn, cùng con đạp xe đạp mỗi chiều quanh nhà để con được vận động…
Tổng kết năm học này, thay vì các con được nhận phần thưởng, chụp hình lưu niệm và liên hoan ở lớp thì phụ huynh chúng tôi được đến nhận giúp các con trong trạng thái gấp vội vì đang là ngày đi làm. Nhìn thấy các cô cũng tất bật chuẩn bị những phần quà để trao cho phụ huynh thay vì trao cho các con, nhưng trên khuôn mặt thiếu rất nhiều nụ cười. Các cô cũng rất nhớ các con, nhớ những giờ đứng lớp khản hết cả tiếng vì bọn trẻ quá nghịch và nhớ ngôi trường thân yêu nơi ngày ngày sự hồn nhiên con trẻ đã nhiễm luôn sang các cô.
Dạo gần đây tôi không thấy con hỏi “tại sao mẹ cho con nghỉ hoài” nữa, dường như việc “bị nghỉ học” đã trở thành phản xạ có điều kiện của con. Mong dịch bệnh mau chóng được đẩy lùi để các con được đến trường. Và nụ cười sảng khoái trên môi của các con ngày trở lại trường sẽ đến sớm thôi!
TRẦN KHANG DI